Khởi nghĩa Khởi_nghĩa_Vũ_Xương

Cờ 9 sao với Thái cực đồ ở giữa được dùng trong khởi nghĩa Vũ Xương.[1]

Các nhóm cách mạng và vụ đánh bom

Cuộc khởi nghĩa thực chất bắt nguồn từ một sự cố. Tại thời điểm đó có hai nhóm cách mạng là Văn Học Xã (文學社) và Cộng Tiến Hội (共進會).[6]. Hai nhóm này cộng tác với nhau, do Tưởng Dực Vũ (蔣翊武) và Tôn Vũ(孫武) lãnh đạo.[5] Tháng 9 năm 1911, họ bắt đầu cộng tác với Đồng Minh hội (同盟會).[5] Ngày khởi nghĩa dự kiến ban đầu là 6 tháng 10 nhằm vào Tết Trung thu.[5] Tuy nhiên vài người chưa sẵn sàng cho ngày đó nên nó bị hoãn.[5] Ngày 9 tháng 10 khi Tôn Vũ đang ở nơi chế tạo bom tại tô giới Nga tại Hán Khẩu thì một quả bom ngẫu nhiên phát nổ khiến ông bị thương nặng.[5] Khi Tôn Vũ được đưa đến bệnh viên, các nhân viên y tế phát hiện ra đây là nhóm hoạt động cách mạng nên đã báo cho nhà Thanh.[5]

Binh biến Tân quân

Tổng đốc Hồ Quảng là Thụy Trừng (瑞澂) cố gắng lùng bắt những người cách mạng.[1] Phải đối mặt với việc bị phát hiện và bắt bớ, những người cách mạng buộc phải hành động. Tưởng Dực Vũ và Văn Học Xã quyết định ra tay đêm hôm đó nhưng mưu đồ bị bại lộ.[1] Một số thành viên bị bắt và hành quyết.[1]

Hùng Bỉnh Khôn (熊秉坤) sau đó quyết định nổi dậy vào 7 giờ tối ngày 10 tháng 10[1]. Tân quân ở Vũ Xương tiến hành binh biến[1]. Trong khi Tân binh là của nhà Thanh, họ đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Thanh của Tôn Trung Sơn (khi đó đang bị trục xuất).[2] Những người cách mạng đã chiếm lấy phủ của Thụy Trừng buộc ông ta phải chạy thoát thân qua đường hầm[1]. Sau khi giao chiến ác liệt, Tân quân đã chiếm giữ những vị trí chiến lược trong thành phố. Càng lúc càng có nhiều người nổi dậy và quân đội chính phủ đã bị đánh bại.[6]

Tế lễ

Chỉ một tuần sau khi khởi nghĩa Vũ Xương nổ ra, Lê Nguyên Hồng (黎元洪) đã làm lễ tế trời, đất và Hoàng Đế.[7] Một đài rộng bằng đất được dựng lên, trên đó có bệ thờ đặt bát hương, rượu và một con bò, theo nghi thức truyền thống.[7] Lê Nguyên Hồng và các sĩ quan khấu đầu bốn lần trong khi một bài tế được xướng lên, nói về việc người Hán bị người Mãn áp bức và kêu gọi Hoàng Đế giúp sức cho việc thành lập nước Cộng hòa.[7] Sau cùng, các binh sĩ giơ cao súng của họ và hô "vạn tuế" ba lần.[7] Buổi lễ kết thúc.

Cờ 18 sao Thiết Huyết trong khởi nghĩa Vũ Xương tượng trưng cho 18 tỉnh bản thổ của người Hán

Thành lập chính quyền quân sự Hồ Bắc

Ngày 11 tháng 10, Tân quân thành lập chính quyền quân sự tại Hồ BắcLê Nguyên Hồng bị ép làm Đốc quân mới.[1][6] Người ta đã phải thuyết phục ông "đồng ý" nhận chức vụ này, có báo cáo nói rằng ông đã trốn dưới giường để thoái thác cương vị này.[4]

Khi quân đội đã làm chủ thành phố, binh lính đã giương "cờ 18 sao Thiết Huyết" trên Hoàng Hạc lâu.[5] Chính quyền quân sự mới thành lập kêu gọi các tỉnh khác ủng hộ cuộc cách mạng và tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc.[6] Chính phủ lâm thời này thường được gọi là "Hồ Bắc quân chính phủ"(湖北軍政府).[1][5] Đến ngày 12 tháng 10, Hán KhẩuHán Dương cũng rơi vào tay của những người cách mạng.[6]